Câu hỏi Olympia tưởng dễ mà lại khó không tưởng.
Mới đây, một câu hỏi đang được dân tình bàn tán xôn xao nằm trong vòng thi đầu tiên của năm 2021. Trong phần Về đích của nam sinh Văn Trường xuất hiện bài toán:
“Trên một cây cầu dài 15m, người ta trồng những cây trụ làm lan can ở 2 bên cầu. Biết cây này cách cây kia 1,5m và làm ở cả hai đầu cầu. Cần bao nhiêu cây trụ để làm lan can?“.
Dạng bài toán xây cầu này đã được ra khá nhiều trong chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia. Độ khó tính toán của câu này cũng chỉ dành cho học sinh lớp 3. Sau một hồi tính toán, Văn Trường đã đưa ra đáp án “12” nhưng lại không đúng.
Sau đó, thí sinh Quốc Duy (trường THPT Chuyên Bắc Kạn) đã đưa ra đáp án “22” kèm lời giải thích: “Do em đoán bừa thôi ạ“. Nào ngờ câu trả lời ngẫu nhiên hoàn toàn đúng, giúp nam sinh này được cộng thêm 10 điểm.
Thực tế bài toán tính trụ xây lan can cầu này chỉ xoay quanh những kiến thức cơ bản. Nhưng điều khó nhất là thí sinh thường quên không cộng thêm các trụ ở đầu lan can cầu.
Cách giải bài toán này như sau:
“Giữa cây cầu sẽ có số khoảng cách là: 15 : 1,5 = 10.
Do trụ được gắn ở 2 đầu cầu và có 2 lan can đối xứng nhau nên số trụ cần được lắp là: (10 + 1) x 2 = 22 trụ“.
Sau khi xem chương trình, đa số khán giả nhận xét câu hỏi của Văn Trường không quá khó nhưng do áp lực phải thi Về đích đầu tiên nên nam sinh này đã mất bình tĩnh. Còn bạn, bạn thấy sao về câu hỏi Toán học trong Đường Lên Đỉnh Olympia?
Nguồn: kenh14